- Điện trở:
Nhiều bạn sẽ thắc mắc tác dụng của điện trở vì nó dường như không có tác dụng gì. Nó chỉ ở trong mạch điện và tiêu thụ năng lượng. Nhưng khi bạn hiểu bạn sẽ thấy rằng điện trở thực sự cực kỳ hữu ích.
Bạn sẽ thấy điện trở ở mọi nơi. Và như tên gọi của nó, điện trở chống lại dòng điện.
Nhưng bạn có thể tự hỏi: Tôi sử dụng nó để làm gì?
Bạn sử dụng điện trở để điều khiển điện áp và dòng điện trong mạch điện bằng cách sử dụng định luật Ohm.
Giả sử bạn có pin 9V và bạn muốn bật đèn LED sáng.
Nếu bạn kết nối pin trực tiếp với đèn LED, một dòng điện lớn sẽ đi qua đèn LED.
Mặc dù đèn LED có thể chịu được, nhưng nó sẽ rất nóng và cháy sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng.
Nhưng nếu bạn đặt một điện trở mắc nối tiếp với đèn LED, bạn có thể kiểm soát dòng điện đi qua đèn LED.
Trong trường hợp này, chúng ta gọi nó là điện trở giới hạn dòng điện.
- Tụ điện
Bạn có thể xem tụ điện như một cục pin với dung lượng rất thấp.
Bạn có thể sạc và xả nó giống như pin.
Tụ điện thường được sử dụng để tạo thời gian trễ trong mạch điện.
Ví dụ để nhấp nháy ánh sáng.
Nó thường được sử dụng để loại bỏ độ nhiễu, hoặc làm cho điện áp cung cấp trong mạch ổn định hơn.
Có nhiều loại tụ điện. Thông thường, người ta chia chúng thành tụ điện phân cực và không phân cực.
- Đèn LED
Diode phát sáng hay tên ngắn gọn là đèn LED là một thành phần có thể phát sáng.
Chúng ta có thể sử dụng đèn LED để làm đèn báo hiệu trực quan từ mạch điện, ví dụ như để chỉ ra rằng mạch có điện. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng chúng để tạo ra các mạch hiển thị ánh sáng bắt mắt.
Bạn có thể thấy linh kiện điện tử này ở mọi nơi: trong máy tính xách tay, trên điện thoại di động, trên máy ảnh, trong ô tô…
Và bạn có thể tìm thấy nhiều loại đèn LED khác nhau.
Một mạch điện rất phổ biến để cho người mới bắt đầu tự làm là mạch đèn LED nhấp nháy.
- Transitor
Đây có lẽ là linh kiện điện tử khó hiểu nhất trong các linh kiện điện tử đã nêu.
Nhưng bạn cũng không cần quá lo vì thực tế nó cũng không khó khăn lắm đâu.
Bạn có thể xem transistor theo một cách đơn giản như là công tắc điều khiển bằng tín hiệu điện.
Nếu đặt một hiệu điện thế khoảng 0,7 vôn giữa cực nền (base) và cực phát (emitter), tức là bạn bật nó lên.
Lưu ý rằng điều này chỉ đúng với transistor NPN. Ngoài ra còn có các loại khác, nhưng chúng ta sẽ quan tâm nó sau.
Ngoài 2 trạng thái bật tắt, nó còn có một hiệu ứng khác bằng cách điều khiển dòng điện đi qua cực nền của nó.
Một dòng điện nhỏ trên cực nền có thể tạo ra dòng điện lớn gấp 100 lần (tùy thuộc vào transistor) thông qua cực thu (collector) và cực phát (emitter). Chúng ta có thể sử dụng hiệu ứng này để xây dựng các bộ khuếch đại.
- Cuộn cảm
Cuộn cảm có một chút kỳ lạ.
Nó chỉ là một cuộn dây, và bạn có thể tự tạo ra một cuộn cảm bằng cách quấn cuộn dây.
Đôi khi cuộn dây được quấn xung quanh một lõi kim loại.
Cuộn cảm thường được sử dụng trong các bộ lọc.
- IC
Mạch tích hợp hay IC bao gồm nhiều linh kiện điện tử cơ bản.
Nó không có gì bí ẩn hay huyền diệu.
Nó chỉ là một mạch điện tử đã được thu nhỏ để vừa với một con chip.
Nó có thể là một bộ khuếch đại, có thể là một bộ vi xử lý, nó có thể là một USB để chuyển đổi nối tiếp Nó có thể là bất cứ cái gì!